NHỮNG NGUYÊN LIỆU THÔ TRONG SẢN XUẤT GIẤY TÁI CHẾ

Giấy là một trong những vật liệu quen thuộc và không thể thiếu trong cuộc sống của con người, từ sách báo, tạp chí cho đến khăn giấy (tissue), giấy vệ sinh, giấy dán tường… Chỉ dựa trên tên gọi đã thấy, giấy có rất nhiều ứng dụng và công dụng khác nhau. Điều này chứng tỏ giấy vô cùng quan trọng và phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, việc sản xuất giấy cũng gây ra nhiều hậu quả tiêu cực đối với môi trường và tài nguyên. Do đó, việc tái chế giấy là một giải pháp hữu hiệu và thiết thực để giảm thiểu những tác hại này. Bằng cách sử dụng những nguyên liệu thô dùng để sản xuất giấy tái chế, chúng ta có thể tiết kiệm được nhiều gỗ, nước, năng lượng, giảm được lượng rác thải, khí thải và ô nhiễm, cũng như tạo ra nhiều giá trị kinh tế và xã hội.

Nhưng bạn có biết giấy được sản xuất như thế nào, tái chế như thế nào và từ những nguyên liệu thô nào không?

1/ Giấy được sản xuất như thế nào?

Một kiến thức rất phổ thông mà hầu như chúng ta đều đã biết, giấy được sản xuất từ nguyên liệu chính là xơ sợi cellulose, có nguồn gốc từ gỗ (vân sam, linh sam, thông, sồi,…) hoặc rơm rạ. Tuy nhiên, không phải gỗ nào cũng có thể dùng để sản xuất giấy. Để thu được giấy thành phẩm có độ trắng mịn nhất định, cần trộn thêm keo và các chất độn. Về quy trình sản xuất, giấy có thể được làm thủ công hoặc công nghiệp tùy theo mục đích và quy mô của nhà sản xuất. Nguyên liệu thô sẽ được xử lý cơ học lẫn hóa học để thu được cellulose. Cellulose sau đó sẽ được trộn với nước, định dạng, tẩy trắng, ép, sấy và tráng phủ để thu được giấy thành phẩm. Đối với trường hợp sản xuất giấy màu hoặc giấy đặc biệt thì trong quá trình hòa trộn sẽ cho thêm phụ gia phù hợp.

Quy trình sản xuất giấy
Quy trình sản xuất giấy

2/ Giấy có thể được tái chế như thế nào?

Giấy thu hồi là nguồn nguyên liệu thô có giá trị, có thể dùng lại để sản xuất các sản phẩm giấy và bao bì mới. Hầu như tất cả các loại giấy sử dụng trong gia đình đều có thể tái chế được – từ giấy báo, tạp chí, giấy thùng carton, giấy văn phòng phẩm, cho đến thư từ trao đổi qua bưu điện, những quyển catalogue hoặc thiệp mừng, giấy gói. Một số sản phẩm giấy không tái chế được như: giấy dán tường, giấy vệ sinh…

3/ Quy trình tái chế giấy công nghiệp bao gồm các bước sau:

  • Thu gom và phân loại giấy phế liệu theo chất lượng và chủng loại.
  • Xử lý giấy phế liệu bằng cách ngâm nước, xay nhỏ, tẩy trắng, lọc và khử mùi.
  • Định hình và sấy giấy tái chế thành các cuộn hoặc tờ giấy mới.
  • Cắt và đóng gói giấy tái chế theo yêu cầu của khách hàng.

Giấy tái chế có thể được sản xuất thành giấy thành phẩm, chủ yếu là giấy bao bì, giấy tissue và giấy in báo. Các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ chủ yếu sử dụng giấy loại thu gom trong nước vì họ sản xuất các sản phẩm cấp thấp. Ngược lại, các cơ sở quy mô trung bình và lớn chủ yếu sử dụng giấy thu hồi nhập khẩu từ nước ngoài để tái chế giấy phục vụ cho các sản phẩm cao cấp hơn.

4/ Việc tái chế giấy có tác dụng gì?

Theo Renovables Verdes, việc tái chế giấy có nhiều tác dụng tích cực đối với môi trường, kinh tế xã hội và con người, như:

  • Giảm lượng rác thải giấy và bảo vệ nguồn tài nguyên gỗ. Mỗi tấn giấy tái chế có thể tiết kiệm được khoảng 17 cây gỗ trưởng thành.
  • Giảm lượng nước và năng lượng tiêu thụ trong quá trình sản xuất giấy. Mỗi tấn giấy tái chế có thể tiết kiệm được khoảng 26.000 lít nước và 4.100 kWh điện năng.
  • Giảm lượng khí thải nhà kính và ô nhiễm không khí. Mỗi tấn giấy tái chế có thể giảm được khoảng 1,4 tấn khí CO2 và 74kg các chất gây ô nhiễm khác.
  • Tạo ra nguồn thu nhập và việc làm cho nhiều người, đặc biệt là những người thuộc nhóm thu nhập thấp hoặc có ít cơ hội việc làm.
  • Tăng nhận thức và trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên.

Giấy tái chế có thể được sản xuất thành giấy thành phẩm, chủ yếu là giấy bao bì, giấy tissue và giấy in báo

5/ Các nguyên liệu thô dùng trong sản xuất giấy?

  • Xơ sợi nguyên chất

Đây là nguyên liệu thô chính dùng trong việc sản xuất giấy và chủ yếu thu được từ những loại cây như cây có quả hình nón (cây họ thông), cây bạch dương và cây khuynh diệp.

  • Xơ sợi tái chế

Nguồn nguyên liệu này được lựa chọn bởi các trung tâm thu gom rác thải và được tái tạo để sử dụng cho việc sản xuất giấy. Những xơ sợi tái chế này không thể được sử dụng tái đi tái lại quá 7 lần, vì chúng sẽ dần trở nên quá ngắn và quá yếu để có thể tiếp tục tạo ra sản phẩm giấy mới. Và nguồn rác thải này cũng được phân thành 2 loại:

+ Chất thải trước tiêu dùng (Pre-Consumer Waste)

Bao gồm các phần thừa ra phát sinh trực tiếp từ các hoạt động chế biến trong chính nhà máy. Fedrigoni đã hợp lý hóa và tối ưu hóa việc tái sử dụng nội bộ, từ đó cung cấp vật liệu sạch, có nguồn gốc rõ ràng để tái chế. Ngoài ra, các xơ sợi đến từ những loại giấy đã in hoặc chưa in, chưa kết thức vòng đời hữu ích của chúng, chẳng hạn như sách, báo, ấn phẩm chưa bán được trả lại… Cũng như phế liệu in, những vật liệu này sẽ được thu thâp và nghiền lại.

+ Chất thải sau tiêu dùng (Post-Consumer Waste)

Bao gồm những xơ sợi đến từ sản phẩm mà sau khi nó đã được sử dụng cho các mục đích mà nó dự kiến và đã hết vòng đời hữu ích của nó. Vật liệu có thể không nhất quán và cũng có thể chứa các sản phẩm không phù hợp khác. Vật liệu này chỉ có thể được tái sử dụng để sản xuất các loại giấy đặc biệt sau quá trình khử mực và sử dụng hóa chất tiêu tốn nhiều năng lượng.

Giấy tái chế nói chung hoặc giấy tái chế có thành phần từ chất thải sau tiêu dùng lên đến 50% đều là giấy có hiệu suất cao, đảm bảo sản phẩm đầu ra cũng đạt được hiệu suất kỹ thuật và chức năng được tối ưu hóa.

Giấy có thành phần tái chế lên tới 100% thì thường sạch và vẫn còn có tính đàn hồi.

Giấy tái chế từ chất thải sau tiêu dùng lên đến 50% thường được làm với một tỉ lệ phần trăm xơ sợi nguyên chất bất kỳ nhằm duy trì những đặc tính kỹ thuật đặc thù.

Còn giấy tái chế có thành phần từ chất thải sau tiêu dùng cao – từ 50% đến 100%, đối với loại giấy này chúng ta cần lưu ý rằng, chất lượng sản phẩm có thể không được đảm bảo.

 

Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm đã xác nhận rằng:

  • Giấy làm từ 100% bột giấy xơ sợi nguyên chất thì đảm bảo sản phẩm đạt mức hiệu suất tối đa. Đặc biệt, loại giấy này có độ sáng vượt trội rõ rệt và có độ bền gấp 3 lần so với giấy tái chế.
  • Trong khi đó, nếu lựa chọn sử dụng giấy tái chế, mà đặc biệt là giấy tái chế có thành phần từ chất thải sau tiêu dùng (Post-Consumer Waste), bạn cần ghi nhớ những điều sau:
  • Giấy loại này thường yếu hơn; khả năng chịu gấp, cấn, bế cũng thấp hơn; nguy cơ thất bại trong quá trình in ấn cũng cao hơn.
  • Hướng của các xơ sợi giấy thường không ổn định.
  • Chất giấy không còn hoàn hảo nữa.
  • Tính ổn định của giấy cũng nhanh chóng giảm qua thời gian.
  • Sự chênh lệch hoặc không đồng nhất về màu sắc giấy giữa các lô sản xuất.
  • Độ bền màu trước tác động của ánh sáng thấp.

Hãy cùng thực hiện việc tái chế giấy và ủng hộ các sản phẩm giấy tái chế để góp phần bảo vệ môi trường và góp phần xây dựng một xã hội bền vững hơn cho thế hệ tương lai.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Free Porn porn Sex