TÌM HIỂU VỀ GIẤY WOOD-FREE

Khái niệm giấy wood-free

Chúng ta thường bắt gặp khái niệm giấy wood-free (hay wood-free paper) trong quá trình tìm hiểu và sử dụng giấy. Nhưng có lẽ, rất nhiều người trong chúng ta không biết được khái niệm đó phát xuất từ đâu và tại sao lại gọi là giấy wood-free?

Để hiểu được giấy wood-free là gì, chúng ta nên bắt đầu bằng việc tìm hiểu định nghĩa về giấy. Theo câu trả lời đơn giản và dễ hiểu nhất, thì giấy là loại vật liệu mỏng làm từ chất xơ sợi cellulose có nguồn gốc từ thực vật. Các xơ sợi này dính với nhau bởi lực liên kết hydro mà không hề có chất kết dính. Ngày nay, phần lớn giấy được làm từ nguyên liệu chính là gỗ (wood). Giấy wood-free cũng là loại giấy được làm từ gỗ, nhưng lại không có chứa “chất gỗ”, và từ wood-free ở trường hợp này chính là nghĩa “không có gỗ”.

Quay lại quy trình làm ra giấy giấy. Trước khi bắt đầu sản xuất giấy, thì ở khâu chuẩn bị, bột gỗ sẽ được đem đi xử lý để tạo thành bột giấy. Đó có thể là xử lý cơ học (nghiền gỗ) hoặc xử lý hóa học (nấu gỗ với hóa chất). Tuy nhiên, chỉ những giấy được tạo ra từ bột giấy xử lý hóa học mới được gọi là giấy wood-free.

Vì sao giấy làm ra từ bột giấy xử lý hóa học mới được gọi là giấy woodfree?

  • Phương pháp xử lý cơ học:

Ở phương pháp này, gỗ được đưa vào một máy nghiền. Dưới áp lực của máy nghiền và nhiệt sinh ra trong quá trình ma sát, sự liên kết của cellulose bị phá vỡ. Sau đó bột được đem đi rửa và tẩy trắng. Đây là phương pháp xử lý rất thô sơ nên phần bột giấy thu được kém chất lượng, không có màu trắng sáng, dưới tác động của môi trường sẽ nhanh chóng trở nên vàng ố. Loại bột giấy xử lý theo phương pháp cơ học thường chỉ được sử dụng cho những sản phẩm chất lượng thấp như những tờ nhật báo trên thị trường…

  • Phương pháp xử lý hóa học:

Gỗ sau khi cắt nhỏ và bào mỏng sẽ được nấu với hóa chất dưới áp lực rất cao. Việc nấu gỗ như thế này sẽ giúp tách bỏ thành phần LIGNIN (gọi nôm na là chất gỗ). Đây là một loại hợp chất hữu cơ phức tạp lắng đọng trong tế bào của thực vật, là “chất keo” giúp giữ các xơ sợi cellulose lại với nhau và đồng thời cũng tạo độ cứng cho gỗ. Việc nấu gỗ với hóa chất dưới áp lực cao trong quy trình xử lý bột giấy hóa học sẽ khiến lignin được loại bỏ, từ đó giúp các xơ sợi cellulose bị tách biệt nhưng vẫn giữ được độ dai và bền. Trong khi phương pháp nghiền bột giấy cơ học không thể thực hiện được điều này. Đó là lý do giấy lúc này có thể được coi là không-còn-chứa-gỗ-nữa (wood-free).

Quy trình sản xuất giấy

Nếu so sánh, bột giấy được xử lý hóa học sẽ có chi phí cao hơn so với bột giấy xử lý cơ học. Tuy nhiên, xử lý hóa học sẽ cho ra loại bột giấy có đặc tính tốt với độ bền và độ sáng cao hơn. Trong khi bột giấy cơ học giữ lại hầu hết các thành phần gỗ và do đó vẫn có thể được mô tả là gỗ, thì giấy wood-free không dễ bị ố vàng như giấy có chứa bột giấy cơ học.

Như vậy, hầu hết các loại giấy chúng ta đang sử dụng hàng ngày ngày nay như giấy tập vở, giấy văn phòng, giấy photocopy hay thậm chí là giấy mỹ thuật… thì cũng đều có bản chất ban đầu là từ giấy wood-free đấy!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Free Porn porn Sex